Đây là dòng máy chủ phân khúc entry, dành cho thị trường doanh nghiệp nhỏ và văn phòng nhỏ tại nhà (SOHO). Nhưng nó thể hội đủ những tính năng của 1 dòng máy chủ tầm trung.
Không để các bạn phải chờ lâu, DAZITECH sẽ khui thùng và khám phá những gì bên trong máy chủ Dell PowerEdge T30.
Thùng đựng máy Dell PowerEdge T30
Thùng carton được thiết kế gọn gàng, một người có thể bưng vác thoải mái với 2 lỗ đục để bám tay vào ở 2 bên.
Bên trong vỏ hộp là máy chủ Dell PowerEdge T30, dây nguồn và một số sách hướng dẫn. Không có đĩa DVD driver nhé các bạn. Nếu cần driver thì lên trực tiếp trang của hãng Dell để download.
Bên ngoài máy chủ Dell PowerEdge T30
Mặt trước của Dell PowerEdge T30 thừa hưởng thiết kế từ dòng T20, nên nhìn qua thì rất giống.
Điểm khác biệt nho nhỏ của mặt trước Dell PowerEdge T30 chính là 2 cổng USB 3.0 bên trên và bên dưới là 2 cổng USB 2.0.
Còn vị trí nút nguồn, mã máy và ổ DVD thì giống với Dell PowerEdge T20.
Mặt sau của Dell PowerEdge T30 được bố trí khá giống với T20
Riêng khu vực các cổng kết nối có sự thay đổi. Cụ thể là Dell PowerEdge T30 đã loại bỏ cổng VGA để thay vào đó là cổng HDMI. Có lẽ dụng ý của hãng Dell là hướng đến cả người dùng workstation cho nhu cầu xuất tín hiệu âm thanh hình ảnh HD. Bên trên cổng HDMI còn có cả 2 cổng Display Port có công dụng xuất tín hiệu hình ảnh ở độ phân giải cao. Như vậy, với Dell PowerEdge T30, chúng ta có thể kết nối tổi thiểu được 3 màn hình chất lượng HD.
Tưởng chừng như với thế hệ mới này, Dell loại bỏ các cổng kết nối truyền thống như PS2, COM để thay bằng USB, nhưng không, vẫn còn 2 cổng PS2 dành cho các loại bàn phím và chuột thế hệ cũ nhé các bạn. Serial port (hay còn gọi là cổng COM) cũng được trang bị để giao tiếp với các thiết bị thế hệ cũ. Có lẽ Dell biết cách chiều chuộng người dùng khi hãng vẫn giữ lại 2 loại cổng kết nối này, đây là tin vui cho các hệ thống máy chủ đang dùng loại keyboard, mouse PS2, với thông điệp “chỉ cần mua máy chủ Dell PowerEdge T30” không cần thay cả keyboard, mouse.
Điểm nhấn của các cổng kết nối nữa là Dell T30 được trang bị 4 cổng USB 3.0 và 2 cổng USB 2.0. Tổng cộng cả mặt trước và sau có đến 10 cổng USB. Gắn gì cho hết đây !?
Trong khi, cổng USB thì quá hào phóng thì cổng mạng RJ45 chỉ được trang bị 1 cổng mà thôi. Điều này cũng không khó hiểu, vì Dell đã phân khúc dòng máy Dell PowerEdge T30 là dành cho doanh nghiệp nhỏ và văn phòng nhỏ tại nhà (SOHO). Cổng RJ45 là của card mạng onboard được trang bị sẵn Intel I219-LM GbE LAN 10/100/1000.
Một lý do nữa cho việc chúng ta có thể sử dụng máy chủ Dell PowerEdge T30 để thay thế cho PC, đó là 2 jack 3.5 mm dành cho việc phát nhạc và ghi âm. Vừa làm việc vừa giải trí, quá phù hợp để sử dụng ở nhà.
Bên trong máy chủ Dell PowerEdge T30
Nắp mặt hông được tháo dễ dàng và nhẹ nhàng. Phần nắp có khu vực được đục lỗ thông gió ở khu vực góc dưới bên trái. Đây là nơi hoạt động của các loại card mở rộng gắn vào khe PCIe bên trong máy. Dell chuẩn bị khá chu đáo cho việc nâng cấp và tản nhiệt cho máy chủ Dell PowerEdge T30.
Một điểm đáng lưu ý là mặt nắp cũng như toàn bộ lớp sơn đen bên ngoài máy rất dễ bám dấu tay. Mặc dù, chúng tôi đã cố gắng lắm cũng không thể tránh khỏi các dấu tay in vào nắp máy.
Mặt trong của nắp thùng máy là bảng chỉ dẫn thao tác, nâng cấp, vận hành. Đây là một điểm cộng cho hãng Dell, vì không phải lúc nào nhân viên IT cũng giữ bên mình cuốn sổ hướng dẫn hoặc vào mạng để xem hướng dẫn. Mà không riêng gì dòng máy này, các thế máy chủ gần đây của Dell cũng in thông tin hướng dẫn lên nắp thùng máy, với phong cách “một cái nắp nói lên tất cả”.
Sơ đồ bỗ trí các linh kiện trên mainboard được chú thích quá rõ ràng. Cẩn thận hơn, Dell còn hướng dẫn cách xóa, reset lại password của BIOS nếu nhân viên IT lỡ quên mất.
Cụm thông tin hướng dẫn vận hành, tháo lắp, nâng cấp. Nếu cảm thấy hướng dẫn ở trên nắp chưa đầy đủ, Dell còn cung cấp thêm mã QR Code để truy cập nhanh vào trang hỗ trợ trực tuyến bao gồm các tài liệu và video hướng dẫn. Chỉ với cái nắp máy, nhân viên IT đã nắm trong tay bộ “bí kíp” để chinh phục máy chủ Dell PowerEdge T30 mà không cần tới sự hỗ trợ kỹ thuật từ hãng và nhà cung cấp.
Đây là toàn cảnh nội thất bên trong máy chủ Dell PowerEdge T30
Máy được sử dụng nguồn fix, không phải dạng hot-plug như các máy chủ tầm trung và cao cấp. Nguồn tiêu chuẩn 80 Plus Bronze (Đồng), tức là hiệu suất thực tế có thể đạt được 85%. Với công suất khá khiêm tốn là 290W. Nhưng so với nhu cầu văn phòng nhỏ thì đây không phải là vấn đề, nguồn này vẫn hoạt động tốt.
Máy chủ Dell PowerEdge T30 cũng được trang bị 1 socket như T20, nhưng loại socket này là 1151, mới hơn so với 1150 ở T20. Socket CPU đã bao gồm fan tản nhiệt theo máy. Fan nhìn cũng đơn giản, không hầm hố như các loại fan dành cho gaming PC hay máy chủ cao cấp. Nhiêu đó cũng đủ tản nhiệt cho CPU, vì loại chip Intel Xeon E3-1200 v5 series này không quá nóng so với các dòng Core i hay các dòng chip E5.
Bên cạnh socket CPU là 4 khe ram DDR4, có hỗ trợ loại ram ECC chuyên dành cho máy chủ. Với khả năng tối đa có thể nâng cấp được tối đa là 64GB DDR4 2133MT/s, tức là mỗi khe 16GB ram.
Cận cảnh ram được gắn sẵn trong máy. Hãng Dell vẫn trung thành với nhà sản xuất ram Hynix. Đây là nhà sản xuất có uy tín và chuyên sản xuất ram cho các OEM, các hãng lớn như Dell, HP, IBM – Lenovo, Supermicro,… Vì thế, việc Dell chọn nhà sản xuất Hynix là điều dễ hiểu.
Cổng USB3 nối từ mainboard ra mặt trước của thùng máy. Thoạt nhìn, chúng ta tưởng nó là cable card raid trên mainboard, nhưng không phải, đó là cable USB3. Còn card raid onboard Intel Rapid Storage Controller 12.0 được trang bị sẵn thì không cần cable, đây là loại Software RAID, chỉ cần chúng ta kết nối các kết nối qua cổng SATA là có thể cấu hình RAID được rồi. Các chế độ RAID có thể hỗ trợ được với loại card raid này: RAID 0, 1, 5, và 10. Một thắc mắc khách hàng có thể gặp phải là tại sao không thấy raid 10 trong phần cấu hình RAID. Tại vì RAID yêu cầu tối thiểu phải có sẵn 4 ổ cứng được gắn.
Rất may cho chúng ta là Dell PowerEdge T30 có sẵn 4 khoan ổ đĩa 3,5 in với cable SATA được gắn sẵn vào mainboard. Như vậy, nếu muốn nâng cấp chúng ta chỉ cần mua HDD đúng loại thôi, không cần phải mua thêm tray hay cable như một số dòng máy chủ khác. Không chỉ dừng lại ở đó, Dell PowerEdge T30 còn có khả năng mở rộng thêm 2 ổ 2,5 in ở vị trí ổ DVD hiện tại khi sử dụng expansion kit (bộ kit mở rộng cho ổ 2,5 in). Như vậy, khả năng của PowerEdge T30 có thể lên đến 6 HDD/SSD.
Dell PowerEdge T30 được trang bị 4 khe PCI thứ tự từ trên xuống: PCIe x16 3.0, PCIe x4 3.0, PCI, PCIe x16 3.0 (x4 speed). Với 4 cổng PCI này, chúng ta có thể trang bị thêm các card mở rộng phục vụ nhu cầu công việc như: card wifi, card VGA, card mạng, card âm thanh,… Không khác gì một bộ workstation chuyên nghiệp.
Hệ thống tản nhiệt của Dell PowerEdge T30 gồm 3 fan tản nhiệt, 1 fan cho CPU, 1 fan cho PSU và 1 fan dành cho thùng máy.
Ngay rìa phía sau của thùng máy, có 1 chốt cảnh báo. Yêu cầu nắp máy phải được đậy lại mới cho khởi động. Điều này đối với máy chủ rất cần thiết, vì nếu không đậy nắp mà chạy luôn thì hệ thống tản nhiệt sẽ không hoạt động tốt, chưa kể các loại côn trùng có thể dễ dàng vào bên trong gây chập điện, hỏng hóc.
Cấu hình và giá bán Dell PowerEdge T30
- Xem chi tiết tại: Dell PowerEdge T30
Kết luận:
Máy chủ Dell PowerEdge T30 là một máy chủ đa năng được gói gọn trong một thùng máy nhỏ gọn, bằng với thùng máy PC. Với khả năng nâng cấp phù hợp với nhu cầu của một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập hoặc văn phòng nhỏ tại nhà. Đáp ứng các nhu cầu File Share, Phần mềm kế toán,… Độ ồn trong quá trình hoạt động cực kỳ thấp, gần như là yên tĩnh, giúp bạn có thể đặt máy chủ Dell PowerEdge T30 ở bất cứ nơi đâu trong văn phòng nhỏ của mình. Các nhà lập trình viên thay vì tìm kiếm một máy chủ cũ giá rẻ để trải nghiệm các ứng dụng thì có thể chọn ngay máy mới là Dell PowerEdge T30 với chế độ bảo hành đến 3 năm. Vì giá bán của Dell PowerEdge T30 gần như bằng với máy PC Core i7. Dell PowerEdge T30 hứa hẹn là một đối thủ đáng gờm của HP ML10 G9, Lenovo TS150 với chip Intel giống nhau.